Vệ sinh vùng kín nữ đúng cách

Vệ sinh vùng kín nữ đúng cách

Việc vệ sinh vùng kín có tác động lớn đối với sức khỏe phụ khoa của nữ giới. Vệ sinh vùng kín khoa học giúp bảo vệ vùng kín khỏe mạnh; hoặc hỗ trợ điều trị bệnh nếu vùng kín bị viêm nhiễm. Nhiều người lầm tưởng rằng vệ sinh vùng kín đúng cách là cần phải rửa vào trong phần âm đạo. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc làm như vậy có thể mang lại nhiều nguy cơ bất lợi cho phụ nữ. Vậy vệ sinh vùng kín như thế nào là đúng cách. Hãy cùng VROSE tìm hiểu về cách vệ sinh cô bé đúng cách nhé!

Vệ sinh vùng kín nữ đúng cách
Vệ sinh vùng kín nữ đúng cách

1. Phân biệt âm đạo và âm hộ

Âm đạo là bộ phận bên trong của bộ phận sinh dục nữ. Âm hộ là phần bên ngoài, bao gồm các cấu trúc như âm vật, môi âm hộ và môi âm hộ, và cửa âm đạo.

Âm đạo là một cơ quan nội tạng và cũng giống như các cơ quan nội tạng khác, nó không cần phải vệ sinh. Một quần thể phức tạp của vi khuẩn tốt và các vi khuẩn khác giúp giữ cho âm đạo khỏe mạnh. Rửa, đặc biệt là bằng xà phòng hoặc thụt rửa mạnh, có thể làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và có mùi khó chịu.

2. Có cần làm sạch âm đạo

Âm đạo và âm hộ tiết ra nhiều loại chất lỏng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Mọi người không nên cố gắng loại bỏ tất cả mùi âm đạo bằng cách rửa âm đạo. Âm đạo khỏe mạnh tự nhiên có mùi nhẹ.

Rửa âm đạo cũng sẽ không loại bỏ nhiễm trùng âm đạo. Trong một số trường hợp, nó thậm chí có thể làm cho chúng tồi tệ hơn. Sử dụng xà phòng mạnh có thể làm khô các mô âm đạo mỏng manh, gây ra các vết rách nhỏ li ti khiến vi khuẩn nguy hiểm dễ dàng lây nhiễm sang âm đạo.

Nguy cơ từ thụt rửa âm đạo

Nghiên cứu liên tục phát hiện ra rằng rửa âm đạo làm tăng nguy cơ mắc một loạt các vấn đề sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2013 đối với những phụ nữ Ai Cập thường xuyên thụt rửa cho thấy phương pháp này làm tăng nguy cơ sinh non và bệnh viêm vùng chậu. Thụt rửa tương quan với nguy cơ cao hơn gây ra nhiều tác dụng phụ đối với kết quả mang thai, bao gồm:

  • Mang thai ngoài tử cung
  • Cân nặng khi sinh thấp
  • Viêm màng ối, một loại nhiễm trùng ở màng bao quanh em bé
  • Sinh non

Các rủi ro khác của các phương pháp làm sạch âm đạo như thụt rửa bao gồm:

  • Ung thư cổ tử cung
  • Viêm nội mạc tử cung, là tình trạng nhiễm trùng của niêm mạc tử cung
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (stis), bao gồm cả hiv
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Nhiễm trùng nấm men
  • Đau âm đạo

Mặc dù một người có thể làm sạch âm hộ của họ, nhưng âm hộ gần với âm đạo có nghĩa là bất kỳ sản phẩm vệ sinh nào cũng có thể xâm nhập vào âm đạo. Các sản phẩm tẩy rửa mạnh cũng có thể gây kích ứng âm hộ.

3. Cách vệ sinh vùng kín đúng cách

3.1. Cách vệ sinh cô bé hàng ngày

Vệ sinh hàng ngày sao cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo. Cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo. Không nên xối nước mạnh vào sâu vùng kín dễ khiến cho vi khuẩn có điều kiện ngược lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm.

Cách vệ sinh cô bé hằng ngày
Cách vệ sinh cô bé hằng ngày
  • Không lạm dụng rửa bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, làm cho vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển.
  • Nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày, hoặc sau mỗi lần đi vệ sinh, lau khô bằng khăn sạch thậm chí có thể sấy khô vùng kín để tránh ẩm ướt.
  • Có thể vệ sinh vùng kín bằng nước muối loãng, nước chè xanh, nước lá trầu không tuy nhiên chỉ rửa bên ngoài chứ không ngâm lâu trong chậu, tốt nhất là chọn đúng dung dịch vệ sinh vùng kín cân bằng pH và dùng an toàn cho phụ nữ bị viêm nhiễm vùng kín.
  • Thay quần lót mỗi khi thấy ẩm ướt. Tuyệt đối không mặc quần chật, mặc quần lót lọt khe, dạng dây. Quần lót sau khi thay nên giặt ngay và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

3.2  Hướng dẫn vệ sinh vùng kín ngày đèn đỏ

Với băng vệ sinh thông thường, nên chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên từ 4 giờ/lần. Với tampon, loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo nên thay sau 2 giờ/lần. Tam-pon chỉ nên sử dụng trong những ngày hành kinh đầu tiên.

Không được để lâu hơn thời gian quy định của mỗi loại vì băng vệ sinh khi đã quá ẩm ướt sẽ là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, khả năng gây viêm nhiễm rất cao. Mỗi lần thay rửa cần lau khô vùng kín.

3.3 Cách vệ sinh vùng kín phòng tránh viêm nhiễm

  • Vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần 1 ngày bằng nước sạch, nên sử dụng nước ấm hoặc các dung dịch vệ sinh phụ nữ được khuyên dùng
  • Khi rửa nên chú ý các kẽ và mép của âm đạo, không được thụt rửa nước hay xà phòng vào sâu bên trong vùng kín.
  • Lưu ý cần tránh rửa vùng kín bằng xà phòng, hoặc ngâm mình trong bồn tắm nhiều xà phòng
  • Vệ sinh an toàn từ bên trong, với các sản phẩm đã được chứng nhận độ an toàn. Điển hình như Gel Phụ Khoa Nano Vrose chuyên làm sạch an toàn từ bên trong âm đạo, thành phần thiên nhiên an toàn không gây kích ứng.
Gel Nano Vrose làm sạch an toàn từ bên trong "cô bé"
Gel Nano Vrose làm sạch an toàn từ bên trong “cô bé”
  • Không nên dùng các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín
  • Không rửa dung dịch vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày
  • Đối với quần lót thì quần lót thay ra phải giặt ngay, không ngâm, không giặt chung với các đồ khác để tránh vi khuẩn lây nhiễm và sinh sôi.
  • Hạn chế dùng băng vệ sinh hàng hàng thường xuyên; nhất là những loại băng vệ sinh có mùi thơm. Thói quen dùng băng vệ sinh hàng ngày sẽ làm bí bách, các chất dịch càng tiết ra nhiều; mùi thơm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi thậm chí gây dị ứng.

3.4 Hướng dẫn làm sạch cô bé trước và sau khi quan hệ

Cần vệ sinh vùng kín đúng cách trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm bệnh cũng như khử mùi hôi sau khi “sinh hoạt”.

Trước khi quan hệ:

  • Trước khi quan hệ 30 phút, phải tắm rửa và vệ sinh bộ phận sinh dục.
  • Không dùng xà phòng vệ sinh vùng kín
  • Nên dùng nước sôi để nguội rửa, rồi thấm khô bằng giấy vệ sinh được khử trùng, hoặc khăn sạch.
  • Nghiêm cấm không rửa từ sau ra trước, tránh vi khuẩn xâm nhập

Sau khi quan hệ

  • Không được rửa vùng kín ngay vì lúc này, vi khuẩn xâm nhập vào rất dễ
  • Chỉ nên rửa sau ít nhất 30 phút và phải chú ý vệ sinh một cách thật nhẹ nhàng
  • Đặc biệt không nên dùng dung dịch vệ sinh hay xà phòng để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo bởi có thể gây nhiễm trùng ngược, khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng và khó chữa.

4. Những sai lầm khi vệ sinh vùng kín

Để tránh nhiễm trùng, đau và kích ứng, điều quan trọng là không sử dụng các sản phẩm sau:

  • Thụt rửa thủ công vào âm đạo
  • Xịt khử mùi nữ
  • Nước hoa
  • Xà phòng tẩy rửa
  • Xà phòng có chứa nước hoa
  • Xông hơi âm đạo
Không dùng xà phòng để vệ sinh vùng kín
Không dùng xà phòng để vệ sinh vùng kín

Có rất ít bằng chứng cho thấy xông hơi âm đạo có hiệu quả. Hơi nước không thể xâm nhập vào mô âm đạo hoặc đến bất kỳ nơi nào gần tử cung. Theo một bài báo năm 2019, một phụ nữ đã cố gắng xông hơi âm đạo để giảm sa âm đạo. Kết quả là cô bị bỏng độ hai.

Kết luận

Việc vệ sinh vùng kín tưởng chừng là đơn giản, nhưng vẫn còn nhiều chị em chưa vệ sinh thật sự đúng cách. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe phụ khoa và sinh sản sau này. Ngoài việc vệ sinh đúng cách còn chú ý lựa chọn sản phẩm chăm sóc phụ khoa có độ pH phù hợp, có thành phần từ thiên nhiên. An toàn, lành tính với “cô bé” khi sử dụng lâu dài.

Để mua sản phẩm Gel phụ khoa Nano Vrose chính hãng, chất lượng cao, giá hợp lý. Vui lòng liên hệ theo thông tin:
Văn phòng: 105/26 Hoàng Hoa Thám phường 6 quận Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0397 370 339
Shopee: https://shp.ee/fydnkrk
Lazada: https://c.lazada.vn/t/c.ZCHRcq