Nấm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

Theo một số nghiên cứu, khoảng hơn 75% phụ nữ trên thế giới có nguy cơ mắc nấm ấm đạo. Đây là căn bệnh phổ biến nhất ở giới nữ, đặc biệt là phụ nữ đã có gia đình.  Bệnh khiến chị em gặp nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Tuy đây là căn bệnh có thể điều trị khỏi nhưng để dứt điểm bạn cần phương pháp phù hợp. Cùng Vrose tìm hiểu bệnh nấm âm đạo qua bài viết sau đây nhé!

Nấm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

1. Nấm âm đạo là gì?

Trong âm đạo luôn tồn tại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn lợi và hại. Âm đạo ở điều kiện khỏe mạnh bình thường không thích hợp để nấm Candida albicans trú ngụ, phát triển. Tuy nhiên, nếu nồng độ pH trong âm đạo bị mất cân bằng; các lớp màng bảo vệ bị phá vỡ thì đây là điều kiện thích hợp cho loại nấm gây bệnh trên sinh sôi và gây bệnh. Lúc này sức đề kháng phụ nữ bị suy giảm, rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng độ pH,…

Nấm âm đạo là bệnh phổ biến ở phụ nữ, nguyên nhân do loại nấm Candida Albicans gây ra. Trong điều kiện ổn định, nấm thường trực trong môi trường ở dạng bào tử nhưng chưa gây bệnh. Chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi, nguyên nhân nào đó gây mất cân bằng môi trường sinh lý âm đạo, nấm mới phát triển và gây bệnh.

Candida là loại nấm men có hình bầu dục hoặc hình tròn, kích thước nấm nhỏ khoảng 2-5 μm; thường sống hoại sinh trong đường tiêu hóa của người, động vật và trong ở trong âm đạo… Đối với người khoẻ mạnh bình thường, nấm candida được tìm thấy khoảng 30% ở miệng, 17% ở phế quản, 38% ở ruột, 39% ở âm đạo,…

Nấm Candida có thể phát triển và gây bệnh ở bất cứ đâu trên cơ thể con người. Nhưng thường gặp chủ yếu ở da, và niêm mạc. Niêm mạc ở âm hộ, âm đạo của phụ nữ là nơi có điều kiện thuận lợi cho nấm Candida dễ dàng ký sinh tại chỗ phát triển và gây bệnh.

2. Dấu hiệu bị nấm vùng kín

Dấu hiệu nấm vùng kín phổ biến như sau:

  • Ngứa vùng kín, ngứa nhiều sau quan hệ: cảm giác ngứa dữ dội sâu bên trong vùng kín. Kèm theo sưng tấy và nổi mẩn ở vùng kín.
  • Vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu.
  • Huyết trắng ra nhiều, khí hư có màu bất thường. Khí hư màu trắng đục, loãng có bọt hoặc dính thành từng mảng như bã đậu.
  • Tiểu buốt, tiểu khó, gây nóng và rát âm đạo
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Âm đạo chảy máu, nhất là sau khi quan hệ

3. Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo

Có nhiều nguyên nhân nấm âm đạo, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: dẫn đến môi trường âm đạo bị ảnh hưởng; làm thay đổi pH cân bằng vốn có trong âm đạo khiến nấm có điều kiện phát triển gây bệnh.
  • Thói quen sinh hoạt: Mặc quần áo bó sát, đồ lót ẩm ướt hay chất liệu không thấm hút tốt,… là những thói quen không tốt khiến môi trường âm đạo bị kiềm hóa. Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: khiến cô bé dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh. Nguy cơ mắc nấm phụ khoa tăng cao.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Dùng thời gian dài vô tình tiêu diệt các lợi khuẩn và gây mất cân bằng vi sinh trong cơ thể. Từ đó, môi trường axit âm đạo cũng bị kiềm hóa khiến các loại nấm khuẩn phát triển mạnh mẽ và gây bệnh.
  • Phụ nữ mang thai, có bệnh nền như đái tháo đường đều có thể bị bệnh.
  • Rối loạn nội tiết tố: Thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, sau sinh, đang dùng thuốc,… Tình trạng này gây mất cân bằng độ pH âm đạo, khiến khuẩn nấm có cơ hội phát triển và tấn công âm đạo.
  • Một số nguyên nhân khác: bao gồm chế độ sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn hàm lượng dinh dưỡng thấp, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, thiếu ngủ,…

4. Những phương pháp điều trị nấm âm đạo hiệu quả

4.1 Điều trị bằng thuốc Tây:

Trong phác đồ điều trị sẽ có những loại thuốc kháng sinh dạng uống đặc trị. Có thể sử dụng thêm thuốc bôi trị ngứa dạng kem hoặc gel, thuốc đặt âm đạo trị nấm candida. Kem thoa âm đạo, thuốc đặt âm đạo có thể mua không cần toa thuốc, còn thuốc uống thường cần đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, một số thuốc đặt chống chỉ định với người bị nấm khi mang thai.

Thuốc chống nấm phổ biến bao gồm clotrimazole, miconazole, nystatin và terconazole. Thuốc fluconazole được dùng theo đường uống. Tác dụng phụ từ bất kỳ các loại thuốc trên rất hiếm, nhưng một số trường hợp có thể khiến âm đạo đau rát.

4.2 Bài thuốc dân gian chữa nấm âm đạo tại nhà:

Những cách trị nấm âm đạo tại nhà thường là mẹo dân gian được truyền miệng lâu nay hoặc kinh nghiệm đúc rút sau khi các chị em áp dụng điều trị bệnh lý phụ khoa này trong thực tế. Bạn có thể tham khảo một số cách:

  • Tỏi chữa nhiễm nấm: Chị em nhai 4 tép tỏi/ ngày để diệt khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Chữa bằng lá ổi: Đun sôi nước cùng lá ổi trong vòng 30 phút. Lấy nước lá ổi vệ sinh vùng kín hàng ngày.
  • Trị viêm nấm âm đạo bằng lá trầu không: Đun sôi lá trầu không cùng muối tinh, để nguội, rửa vùng kín 3 lần/ tuần.

Cũng vì tính chất nhẹ, lành tính nên các mẹo dân gian thường không phù hợp với chị em bị nấm vùng kín nặng. Lúc này, mọi người nên xem xét tới phương pháp khác, đặc trị hơn.

4.3 Chữa viêm nấm âm đạo bằng thảo dược Đông y:

Y học cổ truyền quan niệm, bệnh nấm âm đạo sinh ra do thể trạng phụ nữ bị suy yếu, huyết khí hao tổn ảnh hưởng tới tâm, can, tỳ, thận. Muốn điều trị dứt điểm cần điều hòa khí huyết, tỳ vị, đồng thời dưỡng can thận và sơ can khí. Đây là cơ chế trị bệnh tận gốc từ xa xưa tới nay.

Tuy nhiên, để có thể áp dụng thảo dược Đông Y để điều trị nấm âm đạo khá khó khăn. Thứ nhất về liều lượng thảo dược phải được đong đo cẩn thận; và cần quá trình nghiên cứu tính chất sản phẩm khi kết hợp với nhau. Thứ hai, sử dụng thảo dược thô chưa qua tinh chế có thể không mang lại tác dụng hoặc làm giảm đi hiệu quả của chúng. Thứ ba, các sản phẩm trôi nổi gắn mác thảo dược đông y khá nhiều trên thị trường.

Gel Phụ Khoa Nano Vrose

Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm hỗ trợ điều trị nấm âm đạo bằng thảo dược Đông Y,. Nên tham khảo Gel Phụ Khoa Nano Vrose. Với chiết xuất từ 9 loại thảo mộc tự nhiên chuyên điều trị bệnh phụ khoa, công thức độc quyền đã được nghiên cứu 3 năm trước khi đưa ra thị trường. Với công nghệ sản xuất hiện đại điều chế tinh chất và loại bỏ các tạp chất dư thừa. Mang lại hiệu quả cao tuy chỉ trong một ống gel. Thích hợp cho mọi đối tượng đã dậy thì; đặc biệt là các chị em bị bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm lộ tuyến,…

5. Cách phòng ngừa nấm âm đạo

Để phòng ngừa bệnh nấm âm đạo và các tác hại do nấm gây ra, chị em phụ nữ nên chú ý các vấn đề sau:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. thường xuyên thay rửa vùng kín bằng nước sạch, dung dịch vệ sinh có tính kiềm nhẹ, sau đó lau khô không nên để vùng kín trong trạng thái ẩm ướt.
  • Sau khi đi tiểu, nên dùng giấy vệ sinh sạch để lau khô vùng kín, không được lau từ hậu môn về phía trước sẽ khiến vi khuẩn từ hậu môn lan sang âm đạo gây viêm nhiễm, nấm âm đạo.
  • Không lạm dụng các chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, nước hoa vùng kín sẽ gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
  • Trong thời kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh thường xuyên 4h/ lần và tắm rửa bằng nước ấm.
  • Mặc loại quần lót thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt, tránh gây bí bách ẩm ướt cho vùng kín sẽ dễ bị nấm âm đạo
  • Quan hệ tình dục an toàn, để tránh nấm âm đạo và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ để tăng cường sức đề  kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể, tránh viêm âm đạo do nấm gây ra.
  • Phụ nữ có thai cần giữ vệ sinh vùng kín tốt hơn và khám phụ khoa định kỳ, tránh bị nấm âm đạo gây ảnh hưởng thai kỳ.

6. Nấm âm đạo có nguy hiểm không?

  • Gây nhiều bệnh lý phụ khoa liên quan

Nấm trong âm đạo phát triển quá mức có thể lây lan sang các bộ phận khác. Tình trạng này là nguyên nhân gây nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác như viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm âm đạo, viêm buồng trứng,…

  • Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn

Bệnh phát triển quá mạnh sẽ đình trệ chức năng của các bộ phận trong cơ quan sinh sản như vòi trứng, buồng trứng,… Điều này là nguy cơ làm giảm khả năng thụ thai của nữ giới.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Khi bệnh nấm âm đạo không được điều trị triệt để, nó sẽ là tiền đề kích thích các tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể. Điều này dẫn đến ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,… có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

7. Tổng kết

Nhìn chung, nấm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Tuy quá trình điều trị bệnh dễ dàng nhanh chóng. Nhưng nguy cơ tái phát cao, khó trị dứt điểm có thể kéo dài gây nguy hiểm. Chị em cần bổ sung thông tin về bệnh như nguyên nhân, cách phòng ngừa và phương pháp điều trị; để tự mình bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh nhé.

Để mua sản phẩm Gel phụ khoa Nano Vrose chính hãng, chất lượng cao, giá hợp lý. Vui lòng liên hệ theo thông tin:

Văn phòng: 105/26 Hoàng Hoa Thám phường 6 quận Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0397 370 339

Shopee: https://shp.ee/fydnkrk

Lazada: https://c.lazada.vn/t/c.ZCHRcq