Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm, hầu như chị em nào cũng từng bị ít nhất một lần. Thuộc nhóm bệnh nguy hiểm nhất trong số những bệnh lý phụ khoa của nữ giới. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sức khỏe, cuộc sống, có thể gây hiếm muộn và vô sinh. Cùng Vrose tìm hiểu về bệnh viêm âm đạo và cách phòng tránh nhé!
1. Tổng quan về viêm âm đạo
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm dẫn đến tiết dịch, ngứa và đau. Nguyên nhân thường do sự mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo hoặc bị nhiễm trùng. Giảm nồng độ estrogen và một số rối loạn ở da cũng có thể gây ra viêm âm đạo. Bệnh cũng có thể do những hiểu biết sai lầm về cách vệ sinh cá nhân vùng âm đạo (sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, các chất khử trùng, tạo mùi…), do lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục.
Tuy là bệnh phổ biến những kiến thức về bệnh của chị em phụ nữ chưa nhiều và đôi khi chị em còn cố gắng chịu đựng, ngại ngần chần chừ chưa đi khám bệnh dẫn đến bệnh tiến triển và để lại những hậu quả đáng tiếc.
2. Nguyên nhân gây ra viêm âm đạo
Nguyên nhân viêm âm đạo sẽ phụ thuộc vào từng loại, cụ thể:
Viêm âm đạo do vi khuẩn
Là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm âm đạo. Do sự thay đổi của vi khuẩn bình thường được tìm thấy trong âm đạo, đến sự phát triển quá mức của một trong một số sinh vật khác. Thông thường, vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo (lactobacilli) nhiều hơn các vi khuẩn khác. Nếu vi khuẩn kỵ khí trở nên quá nhiều, chúng làm đảo lộn sự cân bằng, gây ra viêm. Loại viêm âm đạo này dường như có liên quan đến quan hệ tình dục. Đặc biệt là nếu bạn có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mới. Nhưng nó cũng xảy ra ở những phụ nữ không hoạt động tình dục.
Nhiễm nấm men
Điều này xảy ra khi có sự phát triển quá mức của một sinh vật nấm thường là Candida albicans. C. albicans cũng gây nhiễm trùng ở các khu vực ẩm ướt khác trên cơ thể. Nấm cũng có thể gây hăm tã. Nấm Candida albicans thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai hoặc những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, lạm dụng thuốc kháng sinh cũng khiến những vi khuẩn cộng sinh có ích trong âm đạo bị tiêu diệt. Tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển. Viêm âm đạo do nấm Candida ít lây qua đường tình dục nhưng nếu bệnh tái phát đi tái phát lại nhiều lần, bạn cũng nên kết hợp điều trị song song cho bạn tình.
Viêm âm đạo do nấm Trichomonas
Là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến này được gây ra bởi một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Trichomonas vagis. Sinh vật này lây lan trong quá trình quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng. Bệnh này ở nam giới thường không có triệu chứng. Ở phụ nữ, nhiễm trichomonas thường lây nhiễm vào âm đạo và có thể gây ra các triệu chứng. Nó cũng làm tăng nguy cơ phụ nữ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Viêm âm đạo không nhiễm trùng
Thuốc xịt âm đạo, thụt rửa, xà phòng thơm, chất tẩy rửa có mùi thơm và các sản phẩm diệt tinh trùng có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc kích thích các mô âm hộ và âm đạo. Các vật lạ, như tampon bị lãng quên, trong âm đạo có thể gây kích ứng các mô âm đạo.
Viêm âm đạo do thiếu dưỡng ở hụ nữ mãn kinh (teo âm đạo)
Giảm nồng độ estrogen sau khi mãn kinh. Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể làm cho niêm mạc âm đạo mỏng. Đôi khi dẫn đến kích thích âm đạo, nóng rát và khô.
Viêm âm đạo do bệnh lậu
Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh chóng. Vi khuẩn lậu có tên khoa học là Neisseria Gonorrhea hay song cầu trùng Gram. Lây lan nhanh chóng qua đường tình dục.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh
Trường hợp có dấu hiệu viêm âm đạo dưới đây nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt
Tăng tiết dịch âm đạo
Để giữ cho môi trường âm đạo ẩm ướt tự nhiên, cơ thể sẽ tiết dịch âm đạo phù hợp. Nếu âm đạo khỏe mạnh, không có viêm nhiễm, dịch này có màu trắng trong như lòng trứng gà hoặc trắng đục nhẹ, có mùi tanh nhẹ và hơi dai.
Nhưng khi bị viêm âm đạo, dịch âm đạo sẽ có những đặc điểm bất thường về màu sắc, mùi. Lúc này, dịch tiết âm đạo được gọi là khí hư. Đặc điểm khí hư sẽ phụ thuộc vào tác nhân gây viêm âm đạo. Thường gặp nhất là khí hư có màu vàng, xanh hoặc xám, có mùi hôi và dính đặc.
Ngứa âm đạo
Viêm âm đạo thường gây không ít khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là cảm giác ngứa thường xuyên. Hoặc có thể kèm hoặc không kèm theo đau rát. Nhất là trong các trường hợp tác nhân gây viêm âm đạo là nấm, tạp khuẩn, trùng roi,… Đa phần viêm âm đạo xảy ra ở phụ nữ đã từng quan hệ tình dục.
Đau tức vùng bụng dưới, rối loạn đường tiểu
Phụ nữ bị viêm phần phụ cấp tính hoặc mãn tính đều có thể gặp phải tình trạng này. Đặc biệt là các đợt cấp tính, dấu hiệu đau tức vùng bụng dưới, xuất huyết âm đạo, tiểu rắt, tiểu buốt, sốt,… sẽ xuất hiện. Thường nếu có những dấu hiệu này, bệnh đã tiến triển nặng và có thể gây viêm nhiễm lan rộng. Cần sớm đi thăm khám và điều trị, tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đau rát khi quan hệ tình dục
Dịch tiết bôi trơn âm đạo có vai trò quan trọng để việc quan hệ trở nên dễ dàng hơn. Song trong viêm âm đạo hoặc phụ khoa khác, sự mất cân bằng môi trường vùng kín thường xảy ra. Vì thế bạn dễ gặp phải triệu chứng đau rát, khó chịu ở vùng kín mỗi khi quan hệ.
Ra máu bất thường
Phụ nữ không trong thai kỳ sẽ có 3 – 5 ngày ra kinh nguyệt, tuy nhiên nếu kinh nguyệt kéo dài bất thường hoặc máu chảy ít không liên quan đến kỳ kinh nguyệt, đặc biệt máu đen kèm theo những cơn đau thì đây lại là vấn đề bất thường. Tác nhân gây viêm âm đạo tấn công mạnh mẽ, gây tổn thương các mô và dẫn đến chảy máu.
Kinh nguyệt bất thường
Kinh nguyệt bình thường sẽ xuất hiện sau mỗi 28 – 32 ngày tùy từng người. Nếu kinh nguyệt không đều, đây có thể là dấu hiệu viêm âm đạo hoặc bệnh lý khác. Nếu đang gặp phải tình trạng này, phụ nữ không nên chủ quan mà nên sớm đi khám phụ khoa, kiểm tra viêm nhiễm cũng như các bệnh lý khác có thể gây nên.
Nhận biết sớm những dấu hiệu giúp phụ nữ chủ động hơn trong khám và điều trị bệnh. Tránh ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt tình dục cũng như sức khỏe sinh sản của bản thân.
4. Đối tượng dễ mắc bệnh
Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển viêm vùng kín bao gồm:
- Do thay đổi nội tiết tố, cụ thể như phụ nữ đang mang thai, đang dùng thuốc tránh thai hoặc thời kỳ mãn kinh
- Hoạt động tình dục không an toàn
- Bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục
- Một số loại thuốc gây ra như kháng sinh và steroid
- Sử dụng sản phẩm diệt tinh trùng để ngừa thai
- Bệnh tiểu đường không được kiểm soát
- Sử dụng các sản phẩm vệ sinh gây ảnh hưởng đến môi trường âm đạo như tắm bong bóng, xịt âm đạo hoặc khử mùi âm đạo
- Thụt rửa âm đạo
- Mặc quần áo, quần lót ẩm hoặc chật
- Sử dụng dụng cụ tử cung (DCTC) để ngừa thai
5. Viêm âm đạo có nguy hiểm không?
5.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe phụ khoa
Viêm âm đạo nếu không chữa trị dứt điểm, để vi khuẩn phát triển mạnh tấn công lên đường sinh dục có thể gây viêm nội mạc tử cung. Không xử lý kịp thời, phụ nữ có nguy cơ vô sinh, áp xe tử cung, gây sốc nhiễm trùng. Đây là một trong những biến chứng có thể khẳng định viêm âm đạo nguy hiểm.
- Khả năng mang thai kém, có thể vô sinh: Độ pH trong âm đạo cân bằng là một trong những yếu tố giúp tinh trùng thuận lợi gặp trứng. Khi bị viêm âm đạo, pH thay đổi, làm tinh trùng khó di chuyển và giảm tỷ lệ thụ thai.
- Ảnh hưởng đến với sức khỏe mẹ và thai nhi: Viêm âm đạo có thể dẫn đến tình trạng sinh non hoặc thậm chí là suy thai, hỏng thai. Em bé bị suy giảm hệ miễn dịch, nhẹ cân, hay mắc bệnh về da và mắt. Sau sinh, mẹ có nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Dễ mắc bệnh truyền nhiễm: Sức đề kháng của phái nữ suy giảm, nồng độ pH thay đổi làm cho chị em dễ bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu,… Ngoài ra, người vợ có thể lây bệnh sang chồng nếu cả hai không sử dụng biện pháp bảo vệ.
5.2 Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Ngoài ra, bệnh viêm âm đạo còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Với các triệu chứng tùy từng loại viêm âm đạo mà gây ra các bất tiện khác nhau. Như ngứa ngáy, đau rát,.. đều khiến tinh thần phái nữ trở nên tệ hơn.
Trong sinh hoạt hằng ngày phụ nữ mắc bệnh luôn trong tình trạng không thoải mái, ngứa ngáy, tự ti về mùi khó chịu từ vùng kín. Hoặc các trường hợp đau vùng dưới bụng, đi tiểu đau rát gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, công việc.
Khi gần gũi vợ chồng, phụ nữ mắc bệnh viêm âm hộ thường có cảm giác đau rát không sẵn sàng cho cuộc yêu, ảnh hưởng cảm xúc tâm lý cũng như hạnh phúc gia đình. Nếu người phụ nữ cố gắng chịu đựng thì tình trạng bệnh có thể xấu hơn.
6. Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán viêm âm đạo, bác sĩ sẽ tách lấy một mẫu dịch tiết ra từ âm đạo của bạn và kiểm tra dưới kính hiển vi. Ngoài ra, các xét nghiệm khác có thể được chỉ định để xác định chính xác khả năng mắc bệnh nhiễm trùng âm đạo.
7. Cách phòng tránh
Phòng viêm âm đạo là vô cùng quan trọng và cần thiết ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, cụ thể có các biện pháp phòng bệnh sau:
- Không được sử dụng những thuốc điều trị vi nấm bán không cần toa nếu chưa được chẩn đoán chính xác nhiễm nấm candida âm đạo.
- Tránh thụt rửa âm đạo nhiều vì sẽ gây rối loạn cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện cho chúng xâm nhập lên tử cung và phần phụ.
- Lau khô người và tránh mặc quần áo ướt sau khi tắm.
- Tránh trang phục quá chật. Nên dùng quần lót bằng vải cotton.
- Nên dùng bao cao su để phòng tránh những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Sau khi đi tiêu nên lau chùi từ phía trước ra sau để tránh đem vi trùng từ phân vào âm đạo.
8. Điều trị viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh lý do nhiều nguyên nhân và điều kiện khách quan gây ra. Vì thế, mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Nhưng để điều trị hiệu quả đầu tiên bạn cần đến thăm khám ở những cơ sở khám phụ khoa uy tín để bác sĩ đưa ra chẩn đoán và lộ trình điều trị thích hợp với tình trạng bệnh. Kết hợp làm sạch vùng kín từ bên trong một cách an toàn, tăng hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian hơn.
Viêm nhiễm âm đạo là bệnh lý do nhiều loại sinh vật và điều kiện khách quan gây ra. Vì thế, mỗi loại viêm âm đạo sẽ có phương pháp điều trị khác nhau:
- Viêm do vi khuẩn: Đối với loại viêm âm đạo này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc viên metronidazol dùng đường uống, gel metronidazole hoặc kem bôi clindamycin.
- Nhiễm trùng nấm men: Bệnh thường được điều trị bằng thuốc bôi hoặc kem chống nấm không kê đơn, chẳng hạn như miconazole, clotrimazole, butoconazole hoặc tioconazole. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng nấm, chẳng hạn như fluconazole.
- Nhiễm trùng trichomonas: Thuốc được chỉ định là metronidazole hoặc tinidazole.
- Viêm teo âm đạo: Estrogen – ở dạng kem, viên hoặc vòng đặt âm đạo – sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này.
- Viêm không do nhiễm trùng: Để điều trị bạn cần xác định chính xác tác nhân gây kích ứng để tránh xa nó. Những tác nhân này có thể là dung dịch vệ sinh, bột giặt, nước xả vải, băng vệ sinh, tampon…
9. Những cơ sở điều trị viêm âm đạo
Vrose gợi ý 5 địa điểm uy tín để thăm khám phụ khoa:
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Số điện thoại đặt khám: 19006922
Địa chỉ: Số 929 – Đường La Thành – Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội
- Khoa Phụ sản – Bệnh viện Bạch Mai
Điện thoại: 0981553069
Địa chỉ: Tầng 3 nhà P; Tầng 3 nhà 21 tầng – Bệnh viện Bạch Mai.
- Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
Điện thoại: 0899-909-269
Địa chỉ: 63 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Phụ sản Mekong
Điện thoại: (84-8) 38 442 986 – (84-8) 38 442 988
Địa chỉ: 243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Q. Tân Bình, HCM
- Bệnh viện Từ Dũ
Điện thoại: 028 5404 2829
Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
10. Tổng kết
Bệnh viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, tùy vào từng loại viêm âm đạo mà nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Bạn có để đến các nơi khám bệnh uy tín để chẩn đoán nếu gặp các triệu chứng bệnh. Vì vậy hãy phòng ngừa bệnh ngay từ đầu bằng việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm sạch sâu từ bên trong như gel phụ khoa nano Vrose nhé!
Chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau để được hỗ trợ:
- Văn phòng: 105/26 Hoàng Hoa Thám phường 6 quận Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 0397 370 339
- Shopee: https://shp.ee/fydnkrk
- Lazada: https://c.lazada.vn/t/c.ZCHRcq