Nấm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở chị em có thể vì một lý do nào đó gây mất cân bằng hệ vi sinh trong âm đạo dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm. Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn do những thay đổi nội tiết tố. Và tình trạng bệnh nấm âm đạo khi mang thai có thể dẫn đến kết quả không mong muốn. Hãy cùng VROSE tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết nấm âm đạo khi mang thai
Nấm âm đạo có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào trong quá trình mang thai. Thông thường thì trường hợp bị nấm âm đạo khi mang thai sẽ xuất hiện nhiều ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ và 3 tháng trước khi sinh. Một số dấu hiệu nhận biết người mẹ bị nấm ở âm đạo là:
- Xuất hiện các cơn đau rát, nóng ran, tấy đỏ, ngứa ngáy tại vùng âm đạo của mẹ bầu.
- Rối loạn khí hư, lượng khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường; có mùi hôi khó chịu, có màu sắc trắng đục hoặc một số màu sắc khác lạ.
- Có thể bị tiểu buốt, hoặc tiểu són, tiểu rắt.
- Cơ thể mệt mỏi khó chịu, lưng đau nhức; cảm giác bất an lo lắng, tính nết thay đổi thất thường, khó tập trung trong công việc,…
2. Nguyên nhân gây ra nấm vùng kín trong thai kỳ
- Nội tiết tố thay đổi: được xem là nguyên nhân hàng đầu. Lượng estrogen tăng cao làm âm đạo tiết ra nhiều glycogen – tác nhân kích thích nấm men phát triển và dễ dàng bám vào thành âm đạo.
- Sự tăng trưởng quá mức của nấm candida : đây là một loại nấm ký sinh trong âm đạo. Khi mang thai, môi trường âm đạo thay đổi tạo điều kiện nấm có thể sinh sinh sôi mạnh.
- Độ pH âm đạo sẽ mất cân bằng hệ vi sinh: tính kiềm trội hơn tính axit. Đây là môi trường thuận lợi để các loại nấm men sinh sôi và tấn công. Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng đầu, khi cơ thể bắt đầu có nhiều chuyển biến; đây là thời gian dễ nhiễm nấm phụ khoa nhất.
- Dịch tiết âm đạo nhiều, vùng kín luôn ẩm ướt là thay đổi đặc trưng của phụ nữ mang thai. Nếu vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, nấm sẽ sinh sôi với số lượng lớn gây ra nhiều triệu chứng.
- Nếu trước khi mang thai, nữ giới có sử dụng nhiều thuốc kháng sinh chứa steroid. Hoặc các loại thuốc tránh thai trong thời gian dài thì nguy cơ bị nấm âm đạo cũng khá cao.
- Bệnh lý tiểu đường thai kỳ không kiểm soát được cũng là nguyên nhân dẫn đến nấm phụ khoa. Do đó chị em cần cảnh giác, thay đổi thói quen ăn ngọt để tránh nguy cơ mắc bệnh.
- Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ suy giảm đáng kể. Đây là yếu tố cơ hội cho nấm âm đạo lây lan rộng, gây viêm nhiễm âm đạo nghiêm trọng.
3. Cách điều trị nấm vùng kín khi mang thai
Việc chữa trị tình trạng nấm âm đạo khi mang thai không sẽ không hề khó khăn nếu như bệnh được phát hiện sớm.
3.1 Điều trị nấm âm đạo bằng thuốc Tây
Thực tế, sử dụng thuốc Tây điều trị nấm âm đạo khi mang thai khá nhạy cảm; và không được các chuyên gia khuyến khích. Thành phần có trong thuốc tân dược ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc khắc phục nấm âm đạo ngay tại nhà.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em dùng thuốc đặt hoặc thuốc bôi kháng nấm thay vì thuốc uống. Bởi, thuốc uống dạng kháng sinh đi vào cơ thể người mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến gan và hệ miễn dịch của thai nhi về sau.
3.2 Mẹo dân gian chữa nấm âm đạo khi mang thai
Rất nhiều mẹ có xu hướng tìm hiểu các mẹo dân gian điều trị nấm âm đạo ngay tại nhà. Từ xa xưa, các bà các mẹ đã áp dụng rất thành công các mẹo; và đến nay y học hiện đại cũng đã kiểm chứng độ an toàn:
- Sử dụng rau thì là: Thì là có các hoạt chất kháng nấm tự nhiên.
- Dùng lá trà xanh: Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên.
- Sử dụng muối: Dùng nước muối ấm để vệ sinh vùng kín có tác dụng kháng khuẩn; tiêu diệt hại khuẩn và nấm men trong âm đạo.
Các mẹo dân gian kể trên có ưu điểm là rất an toàn cho mẹ bầu, không ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên tồn tại nhược điểm là tác dụng chậm hơn thuốc Tây. Nếu nấm âm đạo không thuyên giảm, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến các chuyên gia về hướng điều trị chuyên sâu hơn.
4. Nấm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi không là nỗi băn khoăn của các mẹ bầu. Hiểu được những lo lắng này, nữ bác sĩ cũng đã phân tích rõ 2 hướng tác động của nấm âm đạo tới cả mẹ và thai nhi:
- Trường hợp nhiễm nấm âm đạo không được kiểm soát, khi chuyển dạ sinh con theo ngả âm đạo, nấm có thể lan sang mắt, mũi và miệng trẻ. Điều này dễ khiến bé bị mắc các bệnh da liễu và hô hấp, phổ biến nhất là tưa miệng. Do đó thai phụ bị nấm âm đạo thường có nguy cơ phải sinh mổ rất cao.
- Trẻ dễ bị sinh non do nấm âm đạo phát triển quá nhanh gây viêm màng ối, thậm chí là vỡ ối.
Ngoài ra còn ảnh hưởng đến thai phụ:
- Tình trạng nấm kéo dài cùng với những thay đổi hóa học trong âm đạo khi mang thai khiến mẹ phải đối mặt với những cơn ngứa ngáy, đau đớn rất khó chịu.
- Nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm tử cung,…. Từ đó gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.
5. Phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo khi mang thai
- Chọn đồ lót có chất liệu mềm mại, thông thoáng. Không nên mặc đồ lót quá ôm, quá chặt sẽ khiến nấm dễ dàng phát triển. Nên giặt đồ lót bằng nước nóng và phơi dưới ánh nắng mặt trời, nếu trời ẩm ướt thì nên sấy khô đồ lót.
- Các mẹ bầu cũng có thể sử dụng những loại dung dịch giúp làm sạch vùng kín và cần bằng độ pH khi thấy dịch âm đạo tiết ra quá nhiều và gây ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, trong quá trình vệ sinh thì việc thực hiện một cách nhẹ nhàng cũng sẽ tránh nguy cơ vô tình đẩy thêm vi khuẩn có hại vào trong cơ thể người phụ nữ.
- Trong quá trình mang thai, các chị em không chỉ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và em bé mà còn phải bổ sung thêm một lượng thực phẩm tốt giữ vai trò cân bằng môi trường âm đạo. Ăn sữa chua, trái cây, các loại rau xanh và đặc biệt uống nhiều nước sẽ là chìa khóa giúp cơ thể thai phụ không những khỏe mạnh mà còn hạn chế được các bệnh viêm nhiễm.
- Một điều đáng lưu ý nữa là việc khám thai định kỳ của mẹ bầu. Không chỉ khi đang bị bệnh mà khi người mẹ cảm thấy mình đang có sức khỏe tốt thì cũng nên thăm khám thai định kỳ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
6. Tổng kết
Nấm âm đạo khi mang thai có thể gây biến chứng đến thai nhi; đây chắc chắn là điều lo sợ nhất của bất cứ mẹ bầu nào. Vì thế ngoài việc tìm hiểu các nguyên nhân, giải pháp xử lý hiệu quả nấm âm đạo. Chị em cũng nên quan tâm đến cách phòng tránh bệnh để có một quá trình thai sản thoải mái nhất.
Để mua sản phẩm Gel phụ khoa Nano Vrose chính hãng, chất lượng cao, giá hợp lý. Vui lòng liên hệ theo thông tin:
Văn phòng: 105/26 Hoàng Hoa Thám phường 6 quận Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0397 370 339
Shopee: https://shp.ee/fydnkrk
Lazada: https://c.lazada.vn/t/c.ZCHRcq